Trong các loại phương tiện thì vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là loại hình đơn giản và thuận tiện nhất. Trong điều kiện thuận lợi, nhiều doanh nghiệp vẫn muốn áp dụng hình thức này vì tiết kiệm được nhiều chi phí vận tải, đồng thời có thể dễ dàng lựa chọn loại ô tô tải phù hợp nhu cầu, bao gồm:
- Theo trọng tải: xe 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 8 tấn, 15 tấn,...
- Theo loại thùng: xe thùng kín, xe mui bạt,...
- Loại xe: ISUZU, HYUNDAI, KIA, DONGFENG,...
Đối với các loại ô tô tải trên, Nghĩa Phát đều có khả năng đáp ứng số lượng lớn cho nhiều tuyến vận chuyển, bao gồm:
- Hàng nhập khẩu
- Hàng xuất khẩu
- Vận chuyển nội địa
- Trung chuyển kho
Khách hàng của CPN Nghĩa Phát phần lớn là các doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu các mặt hàng:
- Linh kiện điện tử, phụ tùng, thiết bị, máy móc,...
- Nguyên phụ liệu may mặc, vải sợi,...
- Giấy in, nhãn dán, bao bì,...
- Quần áo, giày dép thành phẩm xuất khẩu
- Mặt hàng nội thất: tủ, bàn ghế, cửa, ...
- Một số mặc hàng đặc biệt khác...
Theo Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 19/07/2019, thì quy định khung giờ cấm tải sau sẽ được áp dụng như sau: - Xe tải nặng: theo quy định cấm xe tải mới nhất, giờ cấm tải được rút ngắn từ 6 giờ đến 22 giờ (trước đó là từ 6 giờ đến 24 giờ). Ngoài khung giờ trên, xe tải chở hàng nặng loại này sẽ vẫn được lưu thông tại một số tuyến đường hành lang (sẽ được liệt kê cụ thể ở phần dưới). - Xe tải nhẹ: Thời gian cấm tải bị được nới rộng ra, lệnh cấm xe lưu thông cụ thể: từ 6 giờ đến 9 giờ và 16 giờ đến 20 giờ (trước đây là từ 6 giờ đến 8 giờ và 16 giờ đến 20 giờ). Ngoài hai khung giờ trên, xe vẫn có thể hoạt động bình thường. Quý khách lo lắng việc hàng hóa tới kho không kịp tiến độ sản xuất, hàng hóa xuất khẩu đến kho/cảng không đúng giờ cắt tải (Cut-off)? Hãy để CPN Nghĩa Phát giải quyết những lo lắng của Quý khách. Hiện tại, hơn 80% đầu xe của Nghĩa Phát đã được cấp phép lưu thông vào nội đô Tp.HCM trong giờ cao điểm, đảm bảo phương tiện lưu thông liên tục 24/7, hàng hóa sẽ đến đúng nơi, đúng thời gian mà Quý khách mong muốn. Cụ thể hơn, những loại xe bị cấm theo khung giờ trên:
- Xe tải nhẹ: Bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn – xe tải dưới 1,5 tấn là xe con (trừ loại bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn tới 2.5 tấn và những xe thí điểm.
- Xe tải nặng: Quy định cấm xe tải vào thành phố HCM sẽ bao gồm những ô tô tải có khối lượng chuyên chở 2.5 tấn trở lên, xe máy chuyên dùng, máy kéo, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hoặc rơ moóc.
- Ô tô tải (xe tải): Là ô tô để chở hàng hoặc các thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lớn hơn 1.5 tấn
- Ô tô chở hàng: Là ô tô để chở hàng hoặc những thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhỏ hơn 1.5 tấn (trừ bán tải)
- Xe bán tải (xe pickup): Cấm xe bán tải giờ cao điểm, loại xe có kết cấu thùng chở hàng và thân liền nhau, khối lượng chuyên chở nhỏ sẽ hơn 1.5 tấn và dưới 5 chỗ ngồi.
- Xe thí điểm (xe chở hàng 4 bánh gắn động cơ): Biển cấm xe tải theo giờ là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 trục, 4 bánh với thùng hàng và động cơ lắp trên cùng một xát xi (tương tự ô tô tải có tải trọng dưới 3.5 tấn). Xe dùng động cơ xăng, công suất lớn nhất không quá 15kW, vận tốc thiết kế không quá 60km/h và khối lượng xe sẽ không quá 550kg.
- Máy kéo: Cấm xe vào TpHCM là chỉ đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh lốp để nâng, xúc, ủi, đào, kéo, gạt, đẩy.
- Ô tô kéo rơ moóc: Là ô tô được thiết kế để kéo theo rơ moóc
- Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc: Loại xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ mi rơ moóc
- Rơ moóc: Phương tiện được thiết kế sao cho khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên ô tô kéo
Khu vực nội đô TP. HCM sẽ được giới hạn bởi các tuyến đường sau: - Quốc lộ 1 (đoạn bắt đầu từ giao lộ Quốc lộ 1 – Xa Lộ Hà Nội cho đến giao lộ Quốc lộ 1 – đường Nguyễn Văn Linh). - Xa Lộ Hà Nội (đoạn đường từ giao lộ Quốc lộ 1 – Xa Lộ Hà Nội cho đến nút giao thông Cát Lái) – đường Mai Chí Thọ – đường Đồng Văn Cống (cho đến đường Võ Chí Công). - Đường Võ Chí Công (bắt đầu từ đường Đồng Văn Cống cho đến cầu Phú Mỹ) – cầu Phú Mỹ – đường Trên cao (từ cầu Phú Mỹ cho đến điểm nút giao Khu A Nam Sài Gòn) – đường Nguyễn Văn Linh (đoạn bắt đầu từ nút giao Khu A Nam Sài Gòn cho đến Quốc lộ 1).
Toàn bộ đội xe CPN Nghĩa Phát đều được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn theo quy định. Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển của CPN Nghĩa Phát, khách hàng hoàn toàn yên tâm về các tiêu chuẩn giám sát hành trình theo quy định của Nhà nước Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình không những nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác, mà còn là cơ sở để cơ quan chức năng quản lý phương tiện. Từ đó, góp phần đảm bảo an toàn trật tự giao thông. Trong các tình huống, sự cố giao thông, thiết bị giám sát hành trình đóng vai trò cung cấp chứng cứ xác thực về vụ việc để cơ quan chức năng có căn cứ giải quyết ... Thiết bị định vị là sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu và quy định theo quy chuẩn QCVN31:2014/BGTVT của Bộ GTVT. Sản phẩm phải bảo đảm tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian phương tiện tham gia giao thông. Sản phẩm này phải đáp ứng tối thiểu những tiêu chuẩn sau đây: Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ GTVT. Thông tin từ thiết bị định vị của xe được sử dụng trong quản lý về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền khi được yêu cầu. Hiện nay, hầu hết các dòng xe kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách đều phải gắn sản phẩm này. Cụ thể, nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định các nhóm xe sau cần lắp thiết bị định vị:
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa với mọi trọng tải.
- Xe bus, xe taxi, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải, xe đầu kéo kéo rơ moóc.
- Xe vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển khách du lịch, xe chung chuyển, vận tải hàng hóa bằng container.
Những loại phương tiện nêu trên cần lắp đặt định vị đúng tiêu chuẩn của Bộ GTVT và Bộ TTTT mới đủ điều kiện đăng kiểm và xin cấp phù hiệu.
Quý khách có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nhưng đang đối mặt với những vấn đề sau:
- Hàng hóa giá trị cao, chưa yên tâm giao cho đối tác vận chuyển
- Hàng hóa vận chuyển nhiều lần mất mát, thiếu hụt số lượng mà chưa xác định nguyên nhân
- Hàng hóa khi giao đến nơi thường bị hư hỏng, nghi ngờ bất thường
- Hàng hóa bị tráo, thay đổi không đúng tình trạng ban đầu
Nếu Quý khách đã và đang đối mặt với những vấn đề trên và chưa tìm ra giải pháp thì hãy để CPN Nghĩa Phát tư vấn sử dụng dịch vụ "Giám sát hàng hóa online" Với dịch vụ này, mỗi ô tô sẽ được trang bị, lắp đặt từ 1-2 camera ghi hình trong thùng xe (hoặc cửa thùng hàng). Thiết bị camera này sẽ ghi hình liên tục từ lúc chất hàng lên xe đến khi tới nơi giao hàng. Dữ liệu ghi hình sẽ được lưu hai cách: - Lưu vào ổ cứng chuyên dụng của đầu ghi hình (đảm bảo chống sốc, chống nước, chống cháy,..) - Tải lên Cloud (tài khoản đám mây) Nhờ đó Quý khách chỉ bật laptop, smartphone là có thể giám sát trực tiếp (liveview) hoặc xem lại (playback) tình trạng hàng hóa trong suốt quá trình xe lưu thông, quá trình giao/nhận hàng. 100% khách hàng đều hài lòng với dịch vụ này. Hãy để CPN Nghĩa Phát chăm sóc hàng hóa của quý khách!
Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (International Maritime Dangerous Goods Code) do Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đề xuất áp dụng vào năm 1965 nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển. Nội dung của quy tắc bao gồm: Việc phân loại hàng nguy hiểm, cách đóng gói, quy định về nhãn hiệu, cách bốc dỡ, chất xếp và biện pháp xử lý trong quá trình vận chuyển. Chủ hàng có bổn phận đóng gói, dán nhãn và khai báo đầy đủ, chính xác bằng văn bản tình hình hàng hóa, còn người chuyên chở có bổn phận thực hiện đúng đắn, thích đáng các quy tắc vận chuyển nói trên. Theo IMDG Code, hàng nguy hiểm được phân thành 9 nhóm:
- Nhóm 1: gồm các chất nổ
- Nhóm 2: gồm các chất khí (Khí nén, khí hóa lỏng) có thể gây cháy nổ, độc hại, ăn mòn...
- Nhóm 3: chất lỏng dễ cháy
- Nhóm 4.1: chất rắn dễ cháy
- Nhóm 4.2: chất dễ bị bốc cháy
- Nhóm 4.3: chất khi tiếp xúc nước có thể bốc khí cháy
- Nhóm 5.1: chất oxy hóa
- Nhóm 5.2: chất peroxide hữu cơ
- Nhóm 6: chất độc hại gây tổn thương hoặc tử vong khi tiếp xúc qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp hoặc gây nhiễm qua da
- Nhóm 7: chất phóng xạ
- Nhóm 8: chất ăn mòn
- Nhóm 9: các chất nguy hiểm khác không thuộc các nhóm trên
Mỗi nhóm được chia thành nhiều loại hàng và mỗi loại hàng đều có nhãn hiệu với màu sắc biểu thị tính chất nguy hiểm, đòi hỏi yêu cầu riêng biệt về bốc dỡ, chất xếp, vận chuyển. Quý khách có nhu cầu vận chuyển các loại hàng hóa trên, hãy liên hệ CPN Nghĩa Phát để được tư vấn thêm.